Khởi kiện đòi quyền thừa kế theo di chúc, khi cha để lại di chúc cho người khác


Khởi kiện đòi quyền thừa kế theo di chúc, khi cha  để lại di chúc cho người khác

Khởi kiện đòi quyền thừa kế theo di chúc ?

Chào chuyên gia, xin hỏi: Trong trường hợp cha tôi sau này chết mà ông ấy có lập di chúc để lại toàn bộ tài sản gồm động sản và bất động sản cho con riêng ( hoặc bất kỳ người khác ở ngoài ) thì tôi có thể khởi kiện để đòi quyền thừa kế được không ?

Gia đình tôi chỉ duy nhất có một mình tôi mà thôi, ngoài ra không có con nuôi hay ai khác

Vấn đề của bạn hỏi thì chuyên gia sẽ giải đáp như sau:

Trong trường hợp cha bạn chết đi, để lại di chúc chia di sản cho 1 người khác không phải là bạn:

- Nếu di chúc đó hợp pháp, người có tên trong di chúc sẽ được hưởng số tài sản được chia. Trường hợp này, bạn không có quyền thừa kế.

Nếu di chúc đó hợp pháp nhưng tại thời điểm phân chia di sản, bạn là con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng mất khả năng lao động thì theo quy định tại điều 644 BLDS 2015 thì bạn sẽ được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp bạn không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó.

- Nếu di chúc của cha bạn không hợp pháp, bị tuyên bố vô hiệu thì phần di sản của cha bạn sẽ được chia theo quy định về pháp luật.

Vậy thì ở đây, tôi cũng nêu rõ và giải thích cho bạn hiểu, nếu di chúc hợp pháp, mà thời điểm phân chia di sản bạn là con chưa thành niên. Nhiều người cũng chưa hiểu rõ chỗ này.Thời điểm phân chia di sản thừa kế, là thời điểm người để lại di chúc vừa chết, sau khi xác định trút hơi thở cuối cùng.

 Vậy trong thời điểm đó mà bạn chưa đủ tuổi, có nghĩa rằng chưa đến 18 tuổi.

 Nếu di chúc hợp pháp, bạn chưa đủ tuổi có quyền, khởi kiện, người được di chúc đó chia cho mình 2/3 suất

 Nếu tài sản được đem chia theo pháp luật. Như vậy bạn là con độc nhất của gia đình.

Tài sản của cha bạn, sẽ được chia làm 2 suất, cho hàng thừa kế, nếu ông nội, bà nội đã chết,

còn nếu ông bà nội còn sống thì sẽ chia thêm 2 suất nữa là 4 suất, trong một suất được bao nhiêu thì bạn sẽ nhận được 2/3 tổng giá trị.

Điều 650 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định những trường hợp thừa kế theo pháp luật gồm có:

1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

b) Di chúc không hợp pháp;

c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế

Về điểm c này, tôi cũng phân tích thêm, cho bạn hiểu thế nào là những người liên quan thừa thừa kế theo di chúc, nhưng không có quyền hưởng di sản đó là theo quy định tại Điều 621 Bộ Luật dân sự năm 2015, điển hình như 3 trường hợp như sau:

Khởi kiện đòi quyền thừa kế theo di chúc, khi cha  để lại di chúc cho người khác

Các trường hợp cần lưu ý

Trường hợp thứ nhất: Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe về hành vi ngược đải nghiêm trọng, Hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó, Những hành vi đó, đã bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật. Các bạn lưu ý chỗ này

Trường hợp thứ hai: Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản.

Bị coi là vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng để lại di sản khi người đó có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng với người mà người đó có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật

 Nhưng cố ý từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng làm cho người đó lâm vào tình trạng khổ sở hoặc nguy hiểm đến tính mạng thì không có quyền hưởng di sản của người đó để lại.

Đối với trường hợp này, một người chỉ có thể bị tước quyền hưởng di sản khi có đủ cơ sở để khẳng định họ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản. Nếu không có cơ sở thì người đó vẫn được quyền hưởng di sản.

Trường hợp thứ ba: Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác, nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng. Khác với trường hợp xâm phạm đến người để lại di sản, ở đây người thừa kế chỉ bị tước quyền hưởng di sản, khi có hành vi xâm phạm đến tính mạng của người thừa kế và việc này nhằm hưởng một phần di sản. Cũng như trường hợp thứ nhất, người có các hành vi này phải bị kết án và phải là hành vi cố ý thì mới bị mất quyền hưởng di sản.

Trường hợp thứ tư: Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản. Quyền lập di chúc để định đoạt tài sản chính là quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu khi còn sống. Hành vi cản trở đối với người lập di chúc là hành vi trái pháp luật. Do vậy, người có hành vi cản trở sẽ bị tước quyền hưởng di sản do người có di sản để lại. Giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản. Điều đó có nghĩa là nếu thực hiện những hành vi trên mà không trái với ý chí của người chết thì người này không bị tước quyền thừa kế.

Đối với trường hợp thừa kế theo pháp luật thì mẹ bạn và bạn sẽ được chia phần di sản thừa kế bằng nhau. Trong trường hợp mẹ bạn đã mất thì bạn sẽ được hưởng toàn bộ phần di sản trên.

Vậy là chuyên gia  đã giải quyết xong câu hỏi của bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng chuyên gia, chúc bạn thành công

Đăng nhận xét

0 Nhận xét